Ghi nhận qua chuyến đi nghiên tế thực tế cuối khóa của lớp Trung cấp LLCT - HC, hệ đào tạo tại chức - Khóa 60

Thực hiện nội dung, chương trình đào tạo hệ trung cấp LLCT- HC của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 6 năm 2015, Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận đã xây dựng Kế hoạch số 39/KH - TCT cho Lớp Trung cấp LLCT - HC, hệ đào tạo tại chức - Khóa 60, mở thại thành phố Phan Thiết đi nghiên cứu thực tế cuối khóa tại tỉnh Lâm Đồng. 

Quán triệt mục đích, yêu cầu của chuyến đi là nhằm giúp cho học viên tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng để bổ sung kiến thức đã học, phục vụ tốt hơn cho công tác của học viên trong thời gian đến; Nghiên cứu, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử, mô hình kinh tế và danh lam thắng cảnh nhằm mở rộng tầm nhìn, nâng cao ý thức đoàn kết giữa các dân tộc và tinh thần yêu quê hương đất nước, tập thể lớp tại chức khóa 60 đã tham gia đông đủ với tinh thần tự giác, cầu thị.

Đoàn đi có 77 đồng chí, gồm 02 cán bộ và 75 học viên, Trưởng đoàn là Th.S Nguyễn Duy Hà - Trưởng Khoa Nhà nước và pháp luật. Trong 03 ngày nghiên cứu thực tế (từ ngày 06/7/2015 đến ngày 08/7/2015), Đoàn đã tìm hiểu các danh lam thắng cảnh và các khu di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng ở tỉnh Lâm Đồng, như: Đồi Mộng Mơ với nhà Việt cổ, vườn thơ Hàn Mặc Tử, Vạn Lý Trường Thành, hầm rượu Mộng Mơ; Rừng Hoa Khô - xem và tìm hiểu công nghệ sấy, ép hoa khô tại Đà Lạt; nhà thờ Domain de Marie - một trong những công trình kiến trúc Pháp đặc sắc tại Đà Lạt; Đường hầm điêu khắc - xem những tác phẩm nghệ thuật từ cát của những kiến trúc sư Việt Nam tạo thành mô hình một Đà Lạt thu nhỏ; Biệt điện Trần Lệ Xuân - xem và tìm hiểu về Mộc Bản Triều Nguyễn - là di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận vào ngày 31/7/2009; tham gia chương trình lửa trại, giao lưu văn nghệ cồng chiêng với các sơn nữ Tây Nguyên dưới chân núi Langbiang…

Với tiết trời se lạnh của Đà Lạt nhưng đoàn đi cảm thấy thật ấm áp bởi tinh thần đoàn kết, yêu thương, chia sẽ và giúp đỡ chân thành của các thành viên trong suốt chuyến đi. Thiết nghĩ, đây là chuyến đi nghiên cứu tực tế đầy ý nghĩa, giúp cho học viên nắm bắt, bổ sung những kiến thức về văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước vào vốn tri thức của mình. Thực tiễn chuyến đi là cơ sở để học viên viết bài thu hoạch, hoàn thành nội dung nghiên cứu thực tế của khóa học./.

                                                                             

  


Các tin khác