Một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến vấn đề trồng người Bác từng nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và những cán bộ tốt cho nước nhà.  Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”. Câu nói này đã phản ánh tư tưởng của người về giáo dục đào tạo và sử dụng người tài cho đất nước, quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Tháng 9 năm 1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ gửi thư cho học sinh, một bức thư đầy tình cảm và tâm huyết cho các em hoc sinh! Trong Bác có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Ngay trong lá thư gửi cho học sinh đã thể hiện tư tưởng của Người về vấn đề giáo dục. Tư tưởng về giáo dục của Người luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta hiện nay. Tư tưởng đó thể hiện.

Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục  - đào tạo luôn thể hiện yêu cầu nội dung giáo dục toàn diện, đào tạo con người vừa có tài, có khả năng vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật lại vừa có đức; trong đó, Người coi đức là gốc của con người, của cách mạng, của công việc .

 Hai là, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ...

Ba là, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là phương pháp giáo dục con người toàn diện. Người nhấn mạnh: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” và “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Có thể nói, tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phê phán từ các tiền đề: Một là, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam. Hai là, triết lý giáo dục phương Đông, đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão. Ba là, những tư tưởng tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin./.


Các tin khác