Cảm động biết bao, suốt thời gian xảy ra bệnh dịch, nhiều y, bác sĩ không quản ngày đêm, bất chấp hiểm nguy để chăm sóc cứu chữa cho bệnh nhânbị nhiễm virus Covid -19, và chăm sóc cho hàng vạn người đang phải cách ly, phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này. Các anh bộ đội phảirời khỏi doanh trại, vào rừng sâu, suối thẳm, chịu khó khăn vất vả để nhường lại nơi ăn chốn nghỉ của mình cho người dânlà đối tượng cách ly y tế. Biết bao chiến sĩ Biên phòng thâu đêm trực gác ở chốn biên cương phía Bắc để ngăn chặn những người từ bên kia biên giới có thể nhiễm virus xâm nhập vào nước ta.
Những nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến này đã được tổ chức Y tế thế giới và bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy vậy, Chính phủ, chính quyền các cấp và các ngành chức năng cố gắng đến mức nào chăng nữa thì điều hết sức quan trọng và cần thiết là ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tự bảo vệ cho mình và bảo vệ cho cộng đồng. Trong lúc đại đa số người dân có tinh thần, ý thức trách nhiệm rất cao, đồng hành với Chính phủ trong phòng, chống dịchthì còn có những người đi ngược lại xu thế đó, như: cô N. T.T ở Bình Dương, khitừ Hàn Quốc về Việt Nam, nhưng lẩn tránh khai báo y tế nhằm trốn tránh cách ly; đồng thờiLive stream để khoe mình, rồicòn hướng dẫn người khác khi ở nước ngoài về trốn tránh khai báo y tế; hay như gần đây nhất, cô Nguyễn Thị Hồng N. (ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình Hà Nội) đi du lịch từ các nước Châu Âu thuộc vùng dịch về, nhưng né tránh, không khai báo y tế, chỉ đến khi căn bệnh phát lộ, gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình và cộng đồng, không thể che dấu nỗi mới đến cơ quan y tế. Hành động như vậy đãgây tốn kém biết bao công sức, tiền của và nhất là hiểm nguy đối với xã hội, đã gây làn sóng bất bình, bức xúc trong dư luận. Cộng đồng mạng đã phẫn nộ lên án những công dân thiếu ý thức trách nhiệm với xã hội như thế.
Những nỗ lực vừa qua nhằm ngăn chặn nguy cơ lan rộng dịch Covid-2019 là thắng lợi bước đầu của chúng ta, chữa trị thành công cho 16/16 ca nhiễm ban đầu, trong đó có 2 người Trung Quốc, đã được chính người bệnh tâm phục, khẩu phục.Tuy nhiên mối hiểm nguy lớn vẫn đang tiềm tàng, bởi tốc độ sản sinh và lan truyền của loại virus này rất nhanh; đến thời điểm này (09/3) trên thế giới đã có hơn một trăm quốc gia (101) có người nhiễm COVID-19. ở Việt Nam chỉ mấy ngày gần đây, kể từ khi phát hiện ca nhiễm thứ 17 Nguyễn Thị Hồng N (06/3), đến nay đã có 31 ca nhiễm COVID-19 (kể cả 16 ca đã chữa khỏi); con số này có thể chưa dừng lại ở đó. Trong xu thế mở cửa hội nhập, trước bối cảnh giao thông qua lại thường xuyênvà nhằng nhịt giữa các địa phương của Việt Nam với nhau và với các nước khác; trong đó Phan Thiết, Bình Thuận là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của người nước ngoài, vì vậy sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Do đó, hơn lúc nào hết, mỗi người dân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, sẻ chia với Nhà nước, với tinh thần “mình vì mọi người”.Văcxin hiệu quả nhất lúc này là ý thức phòng bệnh của mỗi cá nhân. Cần giữ được ứng xử đúng mực để bảo đảm an toàn trước hết cho bản thân và gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, xa hơn là an toàn cho cộng đồng. Đừng để vì mình mà bao nhiêu người khác phải liên lụy khi một con phố, khu vực phải bị cách ly hoặc tệ hơn là bị lây bệnh. Virus có thể bị dập tắt hay bùng phát thành thảm hoạ, phần nhiều là do quyết định của từng con người trong xã hội. Hơn bao giờ hết, chúng ta đang sống trong một xã hội mà quyết định của một cá nhân có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh củacả cộng đồng. Hành vi khạc nhổ, vứt khẩu trang bừa bãi của một cá nhân nào đó ở những nơi công cộng; hành vi lẩn tránh khai báo, trốn trách cách lyđều có thể là mắt xích trong chuỗi tác nhân dẫn tới bùng phát bệnh dịch.
Trách nhiệm của mỗi công dân lúc này là phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và ngành chức năng về phòng, chống dịch virus mới, hạn chế việc tiếp xúc nơi đông người. Nếu không thật sự cần thiết thì không đi ra nước ngoài, nhất là đối với các nước đang có người bị nhiễm bệnh; hoặc nếu có người thân từ nước ngoài về thì cần khai báo với chính quyền hoặc cơ quan y tế để có các biện pháp chủ động phòng, ngừa. Không thờ ơ, chủ quan nhưng cũng không quá bi quan, lo lắng. Không phát tán lên mạng xã hội những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng, gây hoang mang dư luận.Nếu phát huy được ý thức trách nhiệm của mình trước một nguy cơ lớn với cộng đồng cũng như với toàn cầu, mỗi cá nhân chúng ta đã góp phần mình vào phòng, chống Covid -19 có hiệu quả.Như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói trong phiên họp của Ủy ban Quốc gia về phòng, chống COVID -19 rằng: “Chúng ta đã từng chiến thắng. Bây giờ Chính phủ cùng chính quyền các cấp nỗ lực cố gắng, và toàn dân nhất trí, đồng tâm, đồng hành với Chính phủ thì nhất định chúng ta sẽ thắng trong phòng, chống COVID -19 lần này”./.