Nghiên cứu tổng quan về các yếu tố đóng góp tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới, đặc biệt là quan tâm đến các yếu tố đóng góp vào sự tặng trưởng kinh tế luôn được nghiên cứu cẩn thận. Bài nghiên cứu này đánh giá tổng quan các yếu tố đóng góp cho tăng trưởng kinh tế hiện nay.

Theo Smith (1776) thì tiến bộ công nghệ, tích luỹ vốn cùng các nhân tố xã hội, thể chế đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, đồng thời đất đai là có hạn nên đến một lúc nào đó sản lượng đầu ra sẽ tăng chậm dần. R. Malthus (1803) cho rằng dân số gia tăng sẽ đẩy nền kinh tế tới một điểm mà tại đó người lao động chỉ còn sống ở mức vừa đủ tối thiểu bởi vì dân số tăng cao theo cấp số nhân, trong khi với sự hữu hạn của đất đai thì lương thực tăng theo cấp số cộng, muốn duy trì tăng sản lượng thì cần phải giảm mức tăng dân số. Trong khi Ricardo (1921) xem tích luỹ là nguyên nhân của tăng trưởng, tích luỹ là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc đất đai, do đó, đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng thì Keynes (1936) cho rằng nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển đưa ra. Nền kinh tế có thể tự thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó mà không chịu sự giới hạn đối với các yếu tố tác động tăng trưởng. Trong mô hình tăng trưởng Harrod- Domar (1940), tích luỹ vốn và mở rộng lực lượng lao động là hai nhân tố đóng góp cho tăng trưởng kinh tế; tiến bộ công nghệ được giả định là không đổi. Còn trong mô hình của Solow (1956), tiến bộ công nghệ được cải thiện theo thời gian.

Như vậy, các nhà kinh tế cổ điển như Adam Smith, R. Malthus (1803) và David Ricardo (1921) hay Karl Marx (1969a) đã chỉ ra các yếu tố nền tảng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm: tích lũy tư bản, thương mại, lao động và tiến bộ công nghệ.

North (1990) gợi ý rằng các thể chế (ví dụ: quy tắc, chuẩn mực, văn hóa,…) có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế và giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia. Theo ý tưởng này, Acemoglu (2006) và Acemoglu và Robinson (2008) khám phá quá trình phát triển của một số quốc gia dựa trên các thiết lập thể chế của họ. Một giải thích tương tự được đưa ra bởi Rodrik (2003), người cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố nội sinh đồng thời chịu ảnh hưởng của các thể chế.

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh coi vốn tri thức là yếu tố quyết định tốc độ tiến bộ công nghệ; ở đây vốn tri thức được định nghĩa là sự lan tỏa tri thức (Romer, 1986), vốn nhân lực (Lucas, 1988) và hoạt động R&D (Romer, 1990) và chính sự phân phối thời gian giữa sản xuất và giáo dục quyết định sự tăng trưởng kinh tế (Barro & Sala-i-Martin, 1995; Kurz, 2012), trong khi một số ít các nghiên cứu khác kiểm tra mối quan hệ giữa bằng sáng chế về tăng trưởng kinh tế (Hasan & Tucci, 2010; Wang, 2013). Sự phát triển của các quốc gia theo những đường khác nhau chính là cảm hứng để hình thành lý thuyết tăng trưởng tiến hóa với các đóng góp của Iwai (1984), Silverberg và Lehnert (1994) về làn sóng dài tăng trưởng nhờ những thay đổi công nghệ có tính phá hủy; Abramovitz (1986 và 1994), Fagerberg (1987, 1988 và 1994) và Verspagen (1991 và 1993) về khả năng đuổi kịp khi có chênh lệch trình độ công nghệ; Nelson và Winter (1982), Silverberg và Verspagen (1994a; 1994b; 1995; 1996), Foster và Metcalfe (2010) về mô hình hóa các tương tác động giữa các tác nhân dị biệt ở cấp độ vi mô về năng lực, chiến lược và kết quả đổi mới sáng tạo.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới nhìn nhận vốn con người là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế được đưa ra từ thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, với các ấn phẩm tiên phong của Romer (1986), Lucas (1988), Jones và Manuelli (1990), Mankiw và cộng sự (1992). Vốn con người có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo hai cách: Thứ nhất, vốn con người có thể nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp nhờ lao động có tay nghề, nghĩa là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thứ hai, vốn con người có thể thúc đẩy các hoạt động công nghệ của doanh nghiệp thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo, bắt chước hoặc ứng dụng công nghệ mới (Romer, 1990; Teixeira & Fortuna, 2004), từ đó tạo động lực cho tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Burda Wyplosz (2003) cho rằng về cơ bản có bốn yếu tố chính giải thích tăng trưởng kinh tế: tiết kiệm, dân số tăng, dẫn đến tăng số lượng lao động, tiến bộ công nghệ và cuối cùng là tăng năng suất. Begg, Fischer, Dornbusch (1999) tóm tắt các yếu tố khác nhau của tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như các mô hình cơ bản dựa trên tăng trưởng của các yếu tố sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới, nhưng cũng là mô hình tăng trưởng nội sinh được xây dựng dựa trên ngoại tác trong quá trình hình thành vốn nhân lực và kỹ thuật. Schiller (2004) lưu ý đến tốc độ tăng của tổng sản lượng bằng với tốc độ tăng lao động và tăng năng suất. Như vậy, trọng tâm của các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế liên quan đến ba vấn đề chính: tăng trưởng thế giới, tăng trưởng quốc gia và phân tán mức thu nhập. Các lý thuyết về tăng trưởng thế giới cố gắng giải thích sự tăng trưởng liên tục của thu nhập bình quân đầu người trong nền kinh tế thế giới trong hai trăm năm qua (Klenow và cộng sự, 1997). Hầu hết các mô hình nổi tiếng nhất về tăng trưởng nội sinh (ví dụ: Lucas, 1988; Romer, 1990; Grossman và Helpman, 1991) thuộc nhóm này.

Bên cạnh đó, một số tác giả chỉ ra rằng tổng cầu cũng có thể có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Dutt, Ros (2006) cho rằng tăng trưởng kinh tế có thể bị thay đổi bởi những cú sốc về nhu cầu lớn, do lợi nhuận ngày càng tăng và hiệu ứng trễ trong thị trường lao động và những hạn chế trong cán cân thanh toán. Các phát hiện của Hartley, Whitt (2003) cho thấy rằng các cú sốc về nhu cầu vĩnh viễn hoặc tạm thời là nguyên nhân chính của phương sai trong tăng trưởng sản lượng ở Đức, Pháp, Vương quốc Anh, Ý, Hà Lan, Hoa Kỳ trong thời kỳ hậu chiến. Ở quốc gia lớn nhất châu Âu là Đức, cú sốc nhu cầu chiếm 76% phương sai của tăng trưởng sản lượng, chỉ 24% cho cú sốc nguồn cung. Các kết quả khác nhau đưa ra Gavosto, Pellegrini (1998). Họ điều tra tác động của ba loại xáo trộn khác nhau - tổng cầu, công nghệ và nguồn cung lao động đối với sản lượng công nghiệp ở Ý. Họ kết luận rằng sự thay đổi sản lượng bị ảnh hưởng đáng kể bởi các cú sốc công nghệ. Những xáo trộn về nguồn cung lao động cũng có liên quan, trong khi những cú sốc về nhu cầu có tác động nhỏ đến chuỗi sự kiện này.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển đất nước về mọi mặt như: Tăng vốn tích lũy để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao mức sống của người dân, cải thiện các vấn đề phúc lợi xã hội như: Văn hóa, giáo dục và y tế (Ranis và cộng sự, 2000; Madsen, 2002). ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như: Nguồn vốn, lao động, giáo dục, y tế, thể chế, vốn đầu tư nước ngoài thì gần đây có những nghiên cứu khẳng định các yếu tố về mặt địa lý như: Nhiệt độ, lượng mưa, độ cao, có tiếp giáp với sông lớn, có tiếp giáp biển có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vùng trong khu vực và kinh tế quốc gia (Bao và cộng sự, 2002; Kalkuhl & Wenz, 2020; Nordhaus & Chen, 2009) và các yếu tố địa lý này giúp kinh tế vùng và kinh tế quốc gia phát triển.

Trong quá trình nghiên cứu trường hợp tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, có thể nhận định tăng trưởng tại Việt Nam phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố chính. Nhóm thứ nhất là các yếu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tăng trưởng như: vốn (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R), công nghệ kỹ thuật (T); nhóm thứ hai là các yếu tố phi kinh tế góp phần gián tiếp vào quá trình tăng trưởng kinh tế: thể chế chính trị - xã hội, đặc điểm văn hoá - xã hội, đặc điểm dân tộc – tôn giáo, sự tham gia của cộng đồng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đối với phát triển kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, việc xác định các yếu tố trọng tâm, then chốt luôn được quan tâm. Đảng xác định tốc độ tăng năng suất đóng góp cực kỳ quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn vừa qua và càng giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn tới và mức độ đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng nền kinh tế phản ánh sự tiến bộ của nền tảng tri thức và công nghệ.

Tóm lại, tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới, là một trong những vấn đề cốt lõi về lý luận và phát triển kinh tế, là thước đo về tình hình kinh tế của một quốc gia. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là đối với sự vững mạnh, ổn định của một quốc gia, đặc biệt là tại Việt Nam trong giai đoạn giữ đà tăng trưởng hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Acemoglu, D., 2006. Modeling Inefficient Institutions. In: Blundell, R., Newey, W., Persson, T. (Eds), Advances in Economic Theory, Proceedings of 2005 World Congress, Cambridge University Press, New York, pp. 341-380.

Acemoglu, D., Robinson, J.A., 2008. Persistence of Power, Elites, and Institutions. Am. Econ. Rev. 98 (1), 267–293.

Bao, S., Chang, G. H., Sachs, J. D., & Woo, W. T. (2002). Geographic factors and China’s regional development under market reforms, 1978–1998. China Economic Review, 13(1), 89–111. doi: 10.1016/S1043-951X(02)00055-X

Barro, R.J.. Sala-i-Martin, X., (1995b). Technological diffusion, convergence, and growth. NBER Working Paper 5151.

Burda, M., Wyplosz, Ch. (2001). Macroéconomie. De Boeck, Paris, p.600. ISBN 2-7445-0151-4

Begg, D., Fischer, S., Dornbusch, R. (2002). Macroéconomie. Dunod, Paris, p.414. ISBN 210006830X

Dutt, A.K., Ros, J. (2007). Agregate demand shocks and economic growth, Structural Change and Economic Dynamics 18, p.75-99

Foster, J. & J.S. Metcalfe (2012). “Economic emgergence: An Evolutionary economic perspective”. Journal of Economic Behavior and Organization, 82: 420-32.

Hartley, P.R., Whitt Jr., J.A. (2003). Macroeconomic fluctuations: Demand or supply, permanent or temporary?, European Economic Review 47, p. 61-94

Gavosto, A., Pellegrini, G. (1999). Demand and supply shocks in Italy. An application to industrial output, Eropean Economic Review 43, p. 1679-1703

Grossman, G.M., Helpman, E., (1991). Innovation and Growth in the Global Economy. CMIT Press, Cambridge, MA.

Kurz, H. D. (2012). Innovation, Knowledge and Growth. New York: Routledge.

Kalkuhl, M., & Wenz, L. (2020). The impact of climate conditions on economic production. Evidence from a global panel of regions. Journal of Environmental Economics and Management, 103, 102360. doi: 10.1016/j.jeem.2020.102360

Madsen, J. B. (2002). The causality between investment and economic growth. Economics Letters, 74(2), 157–163. doi: 10.1016/S0165-1765(01)00549-3

Thomas Malthus (1803) (14th edition: 1826). An Essay on the Principle of Population. London: J.M. Dent, pp. 1-24 passim.

Marx, Karl. (1969a). Theories of Surplus Value, Part I. London: Lawrence and Wishart.

ManuelaRaisová, JúliaĎurčová (2014). Economic Growth-supply and Demand Perspective. Procedia Economics and Finance, Volume 15, 2014, Pages 184-191

Nordhaus, W. D., & Chen, X. (2009). Geography: Graphics and economics. The B.E. Journal of Economic Analysis and Policy, 9(2), 1–12. doi: 10.2202/1935-1682.2072

North D.C., (1990). Institutions, institutional change and economic performance. Cambridge University Press, Cambridge.

Nelson, R. and Winter, S. (1982). An Evolutionary Theory of Economic Change. Cambridge: The Belknap Press of Harvard University Press.

Lucas, R.E., (1988). On the mechanics of economic development. Journal of Monetary Economics 22, 3-42.

Ranis, G., Stewart, F., & Ramirez, A. (2000). Economic growth and human development. World Development, 28(2), 197–219. doi: 10.1016/S0305-750X(99)00131-X

Ricardo, David (1921). The Principles of Political Economy and Taxation. 3rd ed., Martino Publishing, 2016.

Romer P.M., (1990). Endogenous technological change. Journal of Political Economy 98 15L $71--S102.

Romer, P.M., (1986). Increasing returns and long-run growth. Journal of Political Economy 94 (5), 1002-1037.

Rodrik, D. (2003). Introduction: What do we learn from country narratives?. In: Rodrik, D. (Ed.), In search of prosperity: Analytic narratives on economic growth. Princeton University Press, Princeton, NJ, pp. 1-19.

Smith, Adam. 1937 (1776). The Wealth of Nations. New York: Modern Library.

Schiller, B.R. (2001). Makroekonomie. Computer Press, Brno, p. 412. ISBN 80-251-0169-X.

Silverberg, G. and Lehnert, D. (1994). Growth fluctuations in an evolutionary model of creative destruction. In Silverberg, G. and Soete, L. (ed) The Economics of Growth and Technical Change. Technologies, Nations, Agents. Aldershot: Edward Elgar.

Verspagen, B. (1991). “A new empirical approach to catching up or falling behind”. Structural Change and Economic Dynamics 2, 359-380.

J. M. Keynes. (1936). The General Theory of Emloyment, Interest and Money. International Relations and Security Network. ISBN: 978-0-230-00476-4

Wang, C. (2013). The Long-rn Effect of Innovation on Economic Growth. UNSW, School of Economics. Sydney: UNSW.


Các tin khác