Đảng ủy Trường Chính trị Bình Thuận tổ chức góp ý Hiến Pháp

  • /
  • 23.2.2013 - 9:1

Việc sửa đổi Hiến pháp 1992 là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển của đất nước đã diễn ra trên nền tảng mà Hiến pháp 1992 tạo ra.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy Bình Thuận; Đảng ủy Trường Chính trị đã tổ chức họp toàn Đảng bộ để phổ biến các văn bản của Trung ương và Tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như: Nghị quyết số 38/2012/QH, ngày 23/11/2012 của Quốc hội (khóa XIII); Chỉ thị số 22- CT/TW, ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 07/01/2013 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 25/KH-HĐND, ngày 08/01/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận; Công văn số 680-CV/TU, ngày 11/01/2013 của Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh. Thông qua việc phổ biên các văn bản; Đảng ủy, Ban Giám hiệu quán triệt tư tưởng, xác định tinh thần trách nhiệm cho toàn thể công chức, viên chức trong toàn Đảng bộ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Lãnh đạo cơ quan giao trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo các đơn vị phòng, khoa tổ chức đơn vị mình lấy ý kiến của các thành viên đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, sau đó gửi nội dung ý kiến đóng góp bằng bản về Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Trường tổng hợp ý kiến. Kết quả góp ý tập trung vào một số vấn đề như: nhận xét chung về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, về Chương III: Kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Gộp các chương V đến X thành một chương V Bộ máy Nhà nước. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ tham gia góp ý kiến chiếm hơn 96%. Ngoài ra, Đảng ủy còn chỉ đạo các chi bộ trực thuộc, các đảng viên vận dụng linh hoạt thông qua các hình thức khác nhau để góp ý thêm trên diễn đàn chuyên môn và báo chí địa phương.

Sau khi tổng hợp, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật của Trường trình ý kiến đóng góp trước hội nghị cơ quan để lấy biểu quyết toàn thể công chức, viên chức đối với từng vấn đề cụ thể. Cách thức tổ chức như vậy là để các đơn vị phòng, khoa và công chức viên chức có điều kiện nghiên cứu sâu hơn và tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Như vậy đối tượng được lấy ý kiến là tất cả công chức, viên chức trong cơ quan

Thông qua việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để cán bộ, viên chức, đảng viên trong toàn Đảng bộ nâng cao nhận thức của mình về nội dung Hiến pháp, đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

Dụng Văn Duy


  • |
  • 900
  • |

Các tin khác