Trong sản xuất nông nghiệp, bước đầu phát triển tương đối toàn diện và đạt được nhiều kết quả, diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực đạt và vượt chỉ tiêu (13.420 tấn/12.500 tấn đạt 107,36%). Công tác triển khai và thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyên khích ứng dụng công nghệ vào sản xuất cũng được đẩy mạnh. Công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh cũng thực hiện thường xuyên. Chăn nuôi ngày càng đi vào ổn định, tạo cơ sở bước đầu giúp nông dân có bước chuyển đổi hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc thực hiện một số chỉ tiêu trên các lĩnh vực khác cũng mang lại nhiều hiệu quả: công tác quản lý đất đai và cấp quyền sử dụng đất được tăng cường, xã cũng đã đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 86,88 ha/9,1 ha đạt 954,7% chỉ tiêu huyện giao. Thu ngân sách Nhà nước có nhiều khởi sắc (thu 528.193.346 đồng/444.000.000 đồng đạt 119%). Chi ngân sách đảm bảo theo dự toán, đúng quy định, tiết kiệm, chủ yếu cho các yêu cầu chi thường xuyên, chi phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, cho các chính sách an sinh xã hội. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo phục vụ cho sản xuất và cho đời sống của nhân dân, đẩy mạnh huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Trong năm, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên 2.475.523.445 đồng.
Đồng thời, nhờ vào việc tập hợp sức mạnh khối đại đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân ở địa phương cho nên về lĩnh vực xã hội cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Chất lượng giáo dục có nhiều mặt tiến bộ, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở địa phương được thực hiện ngày càng chặt chẽ. Cơ sở vật chất được đảm bảo. Công tác khuyến học được duy trì và phát triển mạnh, trong năm đã vận động được 219.082.000 đồng, cấp đươc 78 suất học bổng với tổng số tiền 45.500.000 đồng, hỗ trợ khen thưởng 1367 suất quà với số tiền 152.332.000 đồng cho học sinh để động viên tinh thần vượt khó vươn học tập của các em học sinh nghèo hiếu học.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho người dân được thực hiện khá tốt (đặt vòng 95/90, đình sản 2/3). Công tác từ thiện nhân đạo, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng xã hội được quan tâm, địa phương đã vận động trên 850 suất quà với tổng giá trị 222.500.000 đồng để hỗ trợ cho những gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ giảm sinh đạt chỉ tiêu. Chính sách an sinh xã hội được chăm lo tốt hơn, chi trả kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo. Giữ vững ổn định 9 tiêu chí đạt được và phấn đấu đạt thêm 02 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Nhiều hộ gia đình tích cực lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,17%. Giao quân đạt chỉ tiêu huyện giao (năm 2018: 7/7, đạt 100%).
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định. Đảng ủy đã tăng cường chỉ đạo “phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, ra mắt mô hình hệ thống camera an ninh có 11 hộ dân tham gia ở thôn Liêm Thái. Công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh triển khai thực hiện. Việc kiểm tra, giám sát phòng chống nham nhũng, tiêu cực, lãng phí luôn được đề cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình của xã vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương chuyển biến chậm, không ổn định so với yêu cầu chung. Thời tiết nắng nóng và khô hạn, tình trạng thiếu nước ảnh hưởng rất lớn và gây khó khăn trong quá trình sản xuất, các mô hình chưa được nhân rộng. Công tác quản lý của nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn nhiều thiếu sót, thiếu chặt chẽ. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao. Tình hình an ninh trật tự vẫn còn diễn biến phức tạp, nạn trộm cắp, tàng trữ, mua bán, sử dụng chất ma túy trên địa bàn vẫn còn diễn ra với nhiều hình thức ngày càng tinh vi. Công tác phối hợp giữa chính quyên, mặt trận và các đoàn thể có lúc chưa đồng bộ, chất lượng và hiệu quả thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế và chưa đồng đều…
Trước những khó khăn và hạn chế nêu trên, để đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu trong phát triển kinh tế và trong xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, địa phương cần phải tập trung đi vào làm rõ các giải pháp như sau:
Thứ nhất, tập trung lãnh đạo phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khuyến khích nhân dân tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách phù hợp theo đúng quy hoạch, tăng nâng suất, sản lượng. Chuyển giao khoa học công nghệ, bám sát địa bàn để phát hiện, phòng chống dịch bệnh kịp thời.
Thứ hai, tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, phát huy trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc phát hiện và xử lý vi phạm, kiên quyết, đúng pháp luật. Giữ vững và tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh quốc phòng
Thứ ba, đẩy mạnh các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiểu và nhận thức đúng đắn về vai trò của chủ thể trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”. Tập trung dồn sức chỉ đạo giữ vững và nâng cao chất lương các tiêu chí đã đạt đi đôi với đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí còn lại đã đăng ký để sớm đưa xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí và ổn định lại bộ máy cũng như công tác cán bộ. Chấn chỉnh về công tác lãnh đạo điều hành của Cấp ủy, chính quyền và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong công tác và tăng cường tính đoàn kết trong nội bộ cơ quan.
Thứ năm, chú trọng công tác vận động quần chúng, nhất là công tác dân vận chính quyền, thường xuyên nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu phấn đấu. Thực hiện tốt quy chế dân chủ. Tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân./.