Tin mới nhất

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ dân vận

  • /
  • 7.10.2013 - 11:0

Theo Hồ Chí Minh: cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong. Do đó, thành công hay thất bại của dân vận xét đến cùng là do đội ngũ cán bộ công tác này quyết định.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng quần chúng vô tận của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được. Ý thức sâu sắc được điều đó nên vấn đề dân vận, vận động quần chúng tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, chấn hưng đất nước được Hồ Chí Minh đặt ra từ rất sớm. Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh không những chứa đựng tính trọng dân, thương dân, hết lòng chăm lo lợi ích của nhân dân, nhận rõ sức mạnh của nhân dân, mà còn chỉ rõ nội dung và phương hướng vận động, học tập nhân dân.

Hồ Chí Minh chỉ rõ, công tác dân vận chỉ có thể đóng vai trò chủ động khi những người làm công tác dân vận hòa mình vào cuộc sống, có hiểu biết sâu sắc thực tiễn, nắm được ý nguyện chân chính của nhân dân phản ánh với Đảng, biến nó thành đường lối để lãnh đạo quần chúng, lãnh đạo nhân dân thực hành những ý kiến của chính mình đã được phân tích, nghiên cứu, sàng lọc, sắp đặt thành hệ thống. Hồ Chí Minh viết: Muốn thực sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới biết được sinh hoạt của quần chúng như thế nào, mới biết khó khăn, biết chí khí của quần chúng như thế nào, mới biết nguyện vọng của quần chúng như thế nào. Do đó, ngoài yêu cầu, tiêu chuẩn chung, tùy theo đặc điểm chuyên môn, nghề nghiệp mỗi loại cán bộ có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng. Đối với cán bộ dân vận, trước hết Hồ Chí Minh đòi hỏi: người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Những đòi hỏi về tiêu chuẩn và phong cách của người phụ trách dân vận do Hồ Chí Minh nêu lên từ mấy chục năm trước vẫn là nền tảng tư trưởng, kim chỉ nam cho hành động của người cán bộ dân vận cả nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn luôn xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng. Bước vào thế kỷ XXI, đất nước đứng trước rất nhiều thời cơ và thách thức lớn; trong đó thách thức nổi bật là âm mưu của các thế lực thù địch hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Nghị quyết số 25 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” nhấn mạnh cả 2 khâu “tăng cường” và “đổi mới”. Khi ý Đảng, lòng dân hòa hợp sẽ tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trên cương vị công tác của mình phải thực hiện và nêu gương để công tác dân vận đạt hiệu quả cao, với phương châm xuyên suốt: Đảng nói dân tin, chính quyền làm dân theo, Mặt trận, đoàn thể vận động dân đồng tình, hưởng ứng./.

Nguyễn Thị Loan


  • |
  • 1110
  • |

Các tin khác

Kết quả điểm

Tài liệu tuyên truyền

Hướng dẫn tra cứu thư viện số