Một vài suy nghĩ về nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế của giảng viên Trường Chính trị Bình Thuận

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập lý luận chính trị hiện nay là yêu cầu hết sức cấp bách. Trong đó lý luận và thực tiễn là hai nội dung hết sức quan trọng cho hoạt động giảng dạy của giảng viên Trường Chính trị. Do đó, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi phải nâng cao chất lượng bài giảng mà một trong những cách thức là nắm bắt những hoạt động thực tiễn một cách sâu rộng.

Nghiên cứu thực tế một trong ba nhiệm vụ của giảng viên phải thực hiện hàng năm, được quy định trong Quy chế giảng viên của các trường chính trị do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành,đây là một việc làm hết sức quan trọng đối với giảng viên ở các trường chính trị nói chung và giảng viên Trường Chính trị Bình Thuận nói riêng. Hoạt động này giúp giảng viên thâm nhập thực tế ở cơ sở, tăng cường kiến thức thực tiễn và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên.

Vì vậy, hàng năm, Trường Chính trị Bình Thuậnđều tổ chức thành nhiều đợt đi nghiên cứu thực tế tại các cơ quan, ban, ngành ở thành phố Phan Thiết, hoặc một số đơn vị, địa phương trong tỉnh. (Trong nội dung bài này, tác giả xin không đề cập đến việc đưa giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại các phường, xã trên địa bàn thành phố Phan Thiết theo Kế hoạch số 06/KH-TCT ngày 03/02/2017 về việccử giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở).

Nhìn chung, việc đi nghiên cứu thực tế của các giảng viên tại các cơ quan, đơn vị đều đảm bảo và đạt một số kết quả nhất định:

Đạt được các mục tiêu đặt ra và việc nghiên cứu thực tế của các giảng viên luôn được cân đối, hợp lý về thời gian không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ, công tác chung của trường; đặc biệt, là không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị mà đoàn nghiên cứu thực tế của trường đến làm việc.

Khi tổ chức đi nghiên cứu thực tếthành từng đoàn thì bao giờ khoa chủ quản cũng đề ra chủ đề tìm hiểu trong quá trình đi thực tế;gửi trước nội dung đoàn cần nghiên cứu, kế hoạch làm việccho cơ quan, đơn vị sắp đến để họ có thời gian chuẩn bị: nội dung, báo cáo, số liệu... cung cấp cho đoàn nghiên cứu.

Thông qua báo cáo của địa phương mà đoàn đến nghiên cứu, các giảng viên nghiêm túc thu thập, cập nhật thông tin, tư liệu và nắm bắt tình hình thực tế của các địa phương đó, để gắn lý luận với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng bài giảng.

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thực tế của các giảng viên Trường Chính trị Bình Thuận còn một số bất cập như sau:

Thứ nhất, việc đi nghiên cứu thực tế của các khoa đôi khi không thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra do bị chi phối quá nhiều bởi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, do đơn vị đăng ký đến làm việc bận công việc đột xuất…

Thứ hai, do bị chi phối bởi công tác giảng dạy nên thời gian đi nghiên cứu thực tế của các giảng viên khá ít, mỗi đợt đi khoảng từ 1-2 ngày. Với thời gian như vậy, giảng viên chủ yếu là nghe địa phương báo cáo, chứ ít khi “thấy” được những việc địa phương làm. Đặc biệt là những địa phương có những “mô hình hay” về quản lý, sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt … mang tính đặc trưng của địa phương. Bên cạnh đó, với mỗi đợt đi nghiên cứu khoảng từ 1-2 ngày thì cũng chưa nắm bắt hết những khó khăn của địa phương nhất là công tác cán bộ, ngân sách hoạt động...

Thứ ba, giảng viên chưa trao đổi, chưa khai tháchết hoặc chưa đưa ra nhiều ý kiến về chủ đề đã đặt ra trong quá trình đi thực tế. Vì vậy, lượng thông tin mà giảng viên thu nhận được ở mỗi đợt đi thực tế còn kháít, chưa đầy đủso với yêu cầu đề ra.

Từ những hạn chế trên, trong thời gian tới cần có một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế như sau:

Một là, cần đổi mới nhận thức về công tác nghiên cứu thực tế, phải coi đây là nhiệm vụ hoạt động thực tiễn mà nhà trường tham gia cùng xã hội. Phải xác định nghiên cứu thực tế cũng chính là hình thức học tập, học từ thực tiễn. Nhờ đó,giúp giảng viênthu thập được nhiều thông tin để đưa vào bài giảng, nhằm gắn lý luận với thực tiễn.

Hai là,chúng ta phải đa dạng hoá hoạt động nghiên cứu thực tế. Ngoài việc đi đến cơ quan, địa phương để nghiên cứu trực tiếp thì nhà trường cần tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ giảng viên được tham gia các hội nghị, hội thảo (trong một phạm vi có thể cho phép ) của các cơ quan ban,ngành trong thành phố, tỉnh.

Ba là, trước khi đến các địa phương, chúng ta phải làm tốt công tác liên hệ, trao đổi trước nội dung mà mình cần nghiên cứu để địa phương có thể chuẩn bị tốt hơn về nội dung, số liệu, … để báo cáo với giảng viên.

Bốn là,không nên liên tục và thường xuyên đến nghiên cứu thực tế ở một địa phương hay đơn vị để tránhlàm ảnh hưởng đến các địa phương, đơn vị (về thời gian, công tác chuẩn bị tiếp đón, văn bản...)

Năm là, tổ chức thực hiện hoạt động này một cách khoa học phù hợp với đặc điểm của từng khoa để đạt hiệu quả cao nhất.  

Hoạt động nghiên cứu thực tế có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của các giảng viên vì nghiên cứu thực tế sẽphục vụ tốt cho công tác giảng dạy nói riêngvà công tác đào tạo của Trường Chính trị tỉnh nói chung.Thực hiện hoạt động này một cách nghiêm túc,sẽ giúp cho giảng viên vận dụng lý luận vào thực tiễn trong giảng dạy,qua đó không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ mới./.           


Các tin khác