Tin mới nhất

Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa then chốt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tiêu cực trong Đảng.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (1 - 2012) đã ra nghị quyết một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Nghị quyết nhấn mạnh ba vấn dè cấp bách là: kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên;xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Cả ba vấn dề đều hướng tới mục tiêu có được dội ngũ cán bộ lãnh đạo có đạo dức, trí tuệ, năng lực và trách nhiệm cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI với giải pháp hàng đầu là tự phê bình, phê bình rộng rãi và nghiêm túc trong Đảng kết hợp với thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị( 14-5-2011) về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo được những chuyển biến bước đầu rất quan trọng. Tự phê bình và phê bình được thực hiện từ Ban Chấp hành Trung ương cho đến tổ chức đảng các cấp và  từng cán bộ, đảng viên đã có ý nghĩa giáo dục và tăng cường kỷ luật Đảng, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Trên thực tế, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm mất long tin của nhân dân với Đảng. Vì vậy, việc thực hiện Nghị  quyết Trung ương 4 khóa XI đòi hỏi phải siết chặt kỷ luật của Đảng và thực hiện nghiêm những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và tự phê bình và phê bình trong Đảng. Tự phê bình và phê bình đã góp phần đấu tranh với những suy nghĩ và hành vi sai trái nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Sau 5 năm thực hiện, tuy đạt được một số kết quả nhất dịnh nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Vì vậy, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII (10-2016) về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và nghị quyết này cũng gắn với Chỉ thị số 05 ngày 15-5-2016 CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đây là nội dung căn bản có ý nghĩa sâu sắc đề củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng trong Đảng và  đổi mới phong cách công tác, phương thức lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã chỉ rõ “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lung túng trong nhận diện và đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến” “tự chuyển hóa”, việc đấu tranh , phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao”. “Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. Nhận diện rõ và đúng những biểu hiện suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên có ý nghĩa rất quan trọng đề hành động một cách mạnh mẽ, ngăn chặn kịp thời để Đảng thật sự mạnh lên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Vì vậy, 27 điểm nhận diện sự suy thoái, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên là cơ sở để tổ chức đảng, cấp ủy các cấp xem xét trong tổ chức và tập thể lãnh đạo của mình có những biểu hiện đó không để tang cường giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình, phê bình nghiêm túc và có quyết tâm, giải pháp cần thiết và cụ thể để sửa chữa. Mỗi cán bộ, đảng viên dù ở cương vị, trách nhiệm khác nhau dều có thể đối chiếu với những biểu hiện suy thoái để tự mình đánh giá xem bản thân có vi phạm không, vi phạm ở mức nào mà tự giác sửa chữa, đó cũng là cách tự phê bình có ý nghĩa và thiết thực. Đồng thời các nhóm nhiệm vụ, giải pháp hết súc cụ thể. Về công tác chính trị tư tưởng, tự phe bình và phê bình gồm 10 nhiệm vụ. Về cơ chế chính sách có 6 nhiệm vụ đặt ra. Về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng bao gồm 8 vấn đề cụ thể. Về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội được đặt ra với 5 nội dung quan trọng.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là nghị quyết được Đảng ta đặt ra với quyết tâm cao, được sự ủng hộ và cổ vủ trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của toàn dân. Sự thống nhất nhận thức và hành động hướng tới xây dựng, chỉnh đốn Đảng thật sự trong sạch vững mạnh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng./.


Các tin khác

Kết quả điểm

Tài liệu tuyên truyền

Hướng dẫn tra cứu thư viện số