Tin mới nhất

Trường Chính trị Bình Thuận với việc thực hiện chương trình “nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động” năm 2016

Xác định việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho CCVC-LĐ của đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới là một yêu cầu bức thiết, trong năm 2016, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị Bình Thuận đã đạt được nhiều kết quả khả quan.  

Trường Chính trị Bình Thuận hiện có 52 CCVC-LĐ/28 nữ; trong đó, có 49 đoàn viên công đoàn/26 nữ.

Nhận thức rõ việc nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong tình hình mới. Chính vì vậy, trong năm 2016, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã cử nhiều lượt cán bộ, giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ với các hệ lớp khác nhau:

- Về chuyên môn: 10 đ/c. Trong đó, có 2 đ/c trúng tuyển đầu vào nghiên cứu sinh, 6 đ/c học cao học (2 đ/c đã hoàn thành chương trình), 2 đ/c học đại học (1 đ/c học văn bằng 2).

- Về lý luận chính trị: 9 đ/c. Trong đó, có 4 đ/c đã hoàn thành chương trình cao cấp, 5 đ/c đang học trung cấp.

- Về trình độ quản lý nhà nước: 3 đ/c. Trong đó, có 2 đ/c hoàn thành chương trình chuyên viên chính, 1 đ/c hoàn thành chương trình chuyên viên.

- Khoảng 25 lượt cán bộ, giảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ…tổ chức

Đơn vị đã xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo cán bộ trên mọi mặt. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên nhà trường có cán bộ tham gia học nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường cũng được rà soát, triển khai. Tính đến nay, nhà trường có 42 đ/c có trình độ từ đại học trở lên, chiếm tỷ lệ 80,7% trên tổng số CCVC-LĐ; trong đó, có 18 đ/c trình độ thạc sĩ (chiếm 34,6%).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được về công tác này, việc đào tạo trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên chưa cân đối với đào tạo chuyên môn. Hiện chỉ có 14 đ/c có trình độ cử nhân, cao cấp về lý luận chính trị, 8 đ/c có trình độ trung cấp và 5 đ/c đang tham gia học trung cấp. Như vậy, vẫn còn số lượng khá lớn đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo lý luận chính trị. Bên cạnh đó, một số viên chức có biểu hiện ngại học tập nâng cao trình độ, dù thời gian công tác còn lâu dài. Các lao động hợp đồng có trình độ văn hóa khá thấp (tiểu học, trung học cơ sở), khó có thể đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp.

Nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho CCVC-LĐ của đơn vị, trong thời gian đến, Trường Chính trị Bình Thuận cần tiếp tục tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao trình độ cho đội ngũ CCVC-LĐ. Tiếp tục thực hiện công tác nâng cao trình độ mọi mặt cho CCVC-LĐ theo quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mà đơn vị đã xây dựng; chú ý đến chất lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo, không chạy theo thành tích. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho viên chức, nhất là đội ngũ giảng viên, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ này phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Đối với những viên chức có thời gian công tác lâu dài, cần có sự hỗ trợ, động viên để họ học tập với nhiều hình thức đào tạo khác nhau nhằm nâng cao trình độ tiến tới cải thiện ngạch lương, bậc lương cho bản thân.

Mặt khác, nhà trường cũng cần mạnh dạn kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan về chế độ khuyến khích cho CCVC tham gia học tập nâng cao trình độ (nhất là cao học, nghiên cứu sinh), chế độ kinh phí dành cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng vì hiện nay chế độ chi quá bất cập (50.000đ/ ngày, không có công tác phí), gây khó khăn cho CCVC trong quá trình thực thi nhiệm vụ./. 


Các tin khác

Kết quả điểm

Tài liệu tuyên truyền

Hướng dẫn tra cứu thư viện số