Tin mới nhất

Một số biện pháp nâng cao chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp cơ sở ở tỉnh Bình Thuận

Kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định nguyên tắc: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh - kinh tế đặc biệt. HĐND được tổ chức và hoạt động thông qua: Các kỳ họp HĐND; thường thực HĐND; các Ban của HĐND và hoạt động của các đại biểu HĐND.

Trong các hình thức hoạt động trên thì kỳ họp HĐND chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và là hình thức hoạt động chủ yếu nhất của HĐND. Theo luật định, HĐND các cấp họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ. Kỳ họp HĐND được tiến hành công khai (khi cần thiết, HĐND quyết định họp kín theo đề nghị củaThường trực HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND).

Toàn tỉnh Bình Thuận hiện nay có 127 xã, phường, thị trấn. Thực tế trong thời gian vừa qua, hoạt động kỳ họp thường lệ của HĐND cấp cơ sở còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định:

- Công tác chuẩn bị báo cáo của UBND cấp cơ sở, nhất là các báo cáo có liên quan đến hoạt động về tài chính và xây dựng cơ bản của địa phương tiến hành còn chậm so với yêu cầu.

- Việc tiến hành tiếp xúc cử tri là hoạt động vô cùng quan trọng để nắm những tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của cử tri địa phương, nhưng có nhiều cuộc tiếp xúc cử tri còn mang tính đại diện cho dân cư khu vực.

- Trong các kỳ họp, có một số đại biểu không tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của địa phương và xây dựng nghị quyết của HĐND.

- Một số đại biểu HĐND chưa thực sự có kỹ năng chất vấn. Có đại biểu đặt câu hỏi chất vấn chưa rõ ràng, không đi thẳng vào trọng tâm;  đôi khi chất vấn với thái  độ còn gay gắt, thiếu thiện chí, không dựa trên tinh thần xây dựng. Bên cạnh

đó, việc trả lời chất vấn của các cá nhân và cơ quan hữu quan còn thiếu sự chuẩn bị chu đáo, có khi còn mang tính chất đối phó.

Để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực và cơ quan đại diện của nhân dân địa phương, theo suy nghĩ của bản thân, đối với kỳ họp HĐND cấp  cơ sở cần thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất: Việc tổ chức mỗi kỳ họp phải có sự chuẩn bị chu đáo, cung cấp đầy đủ và kịp thời các báo cáo, tờ trình  của kỳ họp cho đại biểu HĐND nghiên cứu. Các nội dung của kỳ họp nếu có liên quan đến việc cần phải xem xét ý kiến của dân thì phải được tiến hành lấy ý kiến cử tri thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND.

Thứ hai: Để hoạt động chất vấn có hiệu quả, yêu cầu trước khi chất vấn về một vấn đề nào đó thì người đại biểu HĐND cần phải nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện, việc chất vấn phải mang tính chất xây dựng, vì lợi ích chung. Nội dung chất vấn cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những vấn đề bức xúc mà nhân dân địa phương quan tâm.

Thứ ba: Để nghị quyết của HĐND có chất lượng, mỗi ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND phải sát với tình hình thực tế của địa phương, phải thể hiện được những tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân.

Thứ tư: Nội dung các kỳ họp của HĐND có liên quan đến vấn đề tài chính, ngân sách và các công trình xây dựng cơ bản ở địa phương, nhất là các khoản đóng góp của nhân dân thì phải báo cáo công khai, minh bạch trước dân về tình hình quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đó.

Để nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND, một vấn đề quan trọng là chủ tịch, phó chủ tịch HĐND phải có trách nhiệm trong việc triệu tập các kỳ họp HĐND, đảm bảo đúng định kỳ và có chất lượng cao; chủ tọa cần linh động trong điều hành kỳ họp, gợi mở để đại biểu mạnh dạn tham gia ý kiến đóng góp nhằm ban hành những nghị quyết có tính khả thi cao./.


Các tin khác

Kết quả điểm

Tài liệu tuyên truyền

Hướng dẫn tra cứu thư viện số