Tin mới nhất

Tính thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị

Nâng cao giảng dạy lý luận chính trị Mác - Lênin, là yêu cầu là nhiệm vụ của mỗi giảng viên trường Chính trị, biết kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác giảng dạy, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Theo lý luận Mác - Lênnin, thực tiễn là điểm xuất phát và là động lực của nhận thức. Thực tiễn là nơi cung cấp những “vật liệu” cho nhận thức lý luận và đến lượt nó lý luận khoa học giúp cho con người nhận thức được bản chất của các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Vì vậy, một bài giảng lý luận nhất là lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ thành công khi nó đảm bảo được tính thực tiễn, gắn kết được lý luận với thực tiễn và góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể mà thực tiễn đang đặt ra.

Đời sống hiện thực không ngừng biến đổi, thậm chí có những biến động có tính chất bước ngoặt với nhiều diễn biến phức tạp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả việc giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, thực sự làm cho nó có tính đảng, tính khoa học và tính thực tiễn cao. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”, “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận”. Người cũng cho rằng, “Trường Đảng là một trường học để đào tạo những chiến sĩ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản... Việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông... học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy màgiải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Như thế chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế”.

 Trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính nói chung và  phần học “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” nói riêng là phần học mang tính lý luận và khái quát cao nên việc nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy phần học này là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay. Nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng nhằm gắn những nguyên lý, những phạm trù của bài giảng vào giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc sống, qua đó làm rõ tính cách mang khoa học của các nguyên lý lý luận, cung cấp cho học viên những phương tiện tri thức để góp phần giải quyết các vấn đề trong thực tiễn công tác ở cơ sở. Để nâng cao tính thực tiễn trong một bài giảng trong phần I “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin”. Bản thân là một tập sự giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận đã từng tham gia giảng dạy phần học này và thiết nghĩ cần chú ý những yêu cầu sau:

Thứ nhất, giảng viên phải cập nhật những tri thức cũng như tính thực tiễn trong các văn kiện Đại hội Đảng các cấp (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII, các đường lối chính sách của Đảng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những yếu tố thực tiễn khi đưa vào bài giảng phải mang tính điển hình, có địa chỉ rõ ràng, đảm bảo tính trung thực và tính thời sự. Muốn đạt được yếu tố này người giảng phải nghiên cứu thật sâu kỹ nội dung trước khi lên lớp, phải thường xuyên cập nhật thông tin, thời sự và các kênh thông tin đại chúng.

Thứ hai, bên cạnh nắm vững kiến thức chuyên môn, nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng, bám sát thực tiễn phải có kiến thức rộng về lịch sử dân tộc cũng như kiến thức về khoa học xã hội nắm bắt cái mới, những kiến thức và kinh nghiệm hay của thế giới. Trên cơ sở đó giảng viên mới biết cách định hướng học viên nhận thức được nhiều vấn đề mới, giúp họ khám phá bản thân và phát triển tư duy sáng tạo, mạnh dạn chia sẽ, cung cấp thêm những thông tin thực tiễn từ cơ sở và tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề đang nghiên cứu.

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang thay da đổi thịt, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ý tế cùng tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đang chuyển mình, cùng với đó là sự chống phá của các thế lực thù địch diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, việc bồi dưỡng, củng cố niềm tin cũng nhu việc giảng dạy những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin khó khăn hơn bao giờ hết. Do vậy, giảng viên ngoài yêu cầu về kiến thức sâu rộng, phải là những người tâm huyết với nghề nghiệp trong công cuộc bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chỉ có niềm tin vững chắc đối với lý tưởng cách mạng cùng với sự nổ lực, nghiêm túc trong lao động trí tuệ, từng bước nâng cao chất lượng, tính thuyết phục của bài giảng lý luận thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.


Các tin khác

Kết quả điểm

Tài liệu tuyên truyền

Hướng dẫn tra cứu thư viện số