Để giảm thiểu tai nạn giao thông, chúng ta cần thực hiện nhiều biển pháp, trong đó đặc biết chú ý đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. Nhưng muốn công tác này phát huy hiệu quả cần phải có hình thức và nội dung phù hợp, đồng thời cần có đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn giao thông.
Thứ nhất, đổi mới nội dung tuyên truyền
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT phải bao gồm đầy đủ các thông tin pháp luật về ATGT (bao gồm cả kiến thức pháp luật cơ bản về các văn bản pháp luật thực định); các thông tin về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATGT; thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (quyền, nghĩa vụ pháp luật, các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp)...
Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cần lựa chọn phương pháp tiếp cận nội dung pháp luật về ATGT cho từng đối tượng một cách phù hợp, giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn, biện chứng về quá trình hoàn thiện pháp luật về an toàn giao thông và từng bước đưa nó vào cuộc sống. Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đạt hiệu quả cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Thứ hai, đổi mới hình thức tuyên truyền
Việc xác định đúng, đủ nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT cho từng đối tượng là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, nội dung của pháp luật không thể tự thân nó đi vào nhận thức, tình cảm của con người được giáo dục mà phải qua các kênh truyền tải thông tin, các cách thức và biện pháp tác động nhất định, phù hợp với khả năng tiếp cận của đối tượng. Chúng ta cần phải thực hiện các hình thức, phổ biến, giáo dục pháp luật sau đây:
Phổ biến, nói chuyện phương pháp về ATGT tại các cơ quan nhà nước, địa bàn dân cư. Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT. Đưa các văn bản pháp luật về ATGT vào Tủ sách pháp luật theo chương trình của Bộ Tư pháp. Tuyên truyền pháp luật về ATGT qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình nên có chuyên mục pháp luật về ATGT.
Sáng tác các loại panô, áp phích tuyên truyền pháp luật về ATGT đặt tại những nơi công cộng, những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông để những người tham gia giao thông đề phòng. Tổ chức những cuộc triển lãm giới thiệu những thành tựu đạt được trong lĩnh vực ATGT về tình hình vi phạm các quy định về ATGT.
Động viên, tuyên truyền nêu gương những người chấp hành tốt pháp luật về ATGT; tổ chức các hội thi để tôn vinh những người chấp hành tốt pháp luật về ATGT; tổ chức các cuộc thi sáng tác bài hát, truyện ngắn, thơ,... về đề tài an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia. Tổ chức dạy và học pháp luật nói chung, pháp luật về ATGT ở tất cả các cấp học hiện nay.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT
Phải chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật trong các trường học, đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân ở trường phổ thông; tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên phổ biến pháp luật./.