Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật

Thừa kế sự dịch chuyển tài sản của một người đã chết sang cho người còn sống. Trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản. Theo đó, những chủ quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Ngoài ra, nếu tại thời điểm mở thừa kế, nếu không có di chúc hoặc có di chúc nhưng việc phân chia di sản thừa kế không thể thực hiện được những do nhất định thì di sản của người chết sẽ được chia cho những người trong hàng thừa kế pháp luật đã quy định trước.

Điều 32, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu nhân quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Trên cơ sở đó, BLDS năm 2015 đã có nhiều quy định thể hiện các nguyên tắc về thừa kế nói chung, thừa kế theo pháp luật nói riêng, coi đó là kim chỉ nam, là định hướng để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến thừa kế.

Thứ nhất, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế theo pháp luật. “Mọi nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” (Điều 610, BLDS năm 2015). Theo đó, mọi cá nhân không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo, quốc tịch đều có quyền như nhau trong việc để lại di sản và hưởng di sản. Bởi quyền thừa thừa kế bao gồm quyền để lại thừa kế và quyền nhận thừa kế nên quyền bình đẳng về thừa kế được xét theo cả hai phương diện.

Về quyền được hưởng di sản thừa kế thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo pháp luật. Những người trong cùng một hàng được hưởng kỉ phần như nhau mà không có sự phân biệt. Bình đẳng về quyền nhận di sản được thể hiện thông qua các nội dung: vợ, chồng đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con để lại; cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con để lại, các con đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của bố mẹ để lại, không phân biệt con trai hay con gái, con nuôi hay con đẻ, con trong giá thú hay con ngoài giá thú; những người thân thích khác của người để lại di sản đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản thừa kế mà không phân biệt ông bà nội, ông bà ngoại; cụ nội, cụ ngoại; cháu trai hay cháu gái, cháu nội hay cháu ngoại, chắt nội hay chắt ngoại, người thân thích bên nội hay bên ngoại…

Thứ hai, tôn trọng ý chí của các chủ thể trong quan hệ thừa kế theo pháp luật. Khoản 2, Điều 3 BLDS năm 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, trong đó khoản 2 ghi nhận: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức hội hiệu lực thực hiện đối với các bên phải được chủ thể khác tôn trọng”. Đồng thời “Cá nhân quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản di chúc hoặc theo pháp luật” (Điều 609 BLDS năm 2015). Như vậy, Điều 609 đồng thời ghi nhận quyền của người để lại di sản cũng như quyền của người được hưởng di sản.

Đối với cá nhân có quyền nhận di sản thừa kế, pháp luật nước ta thể hiện việc tôn trọng ý chí của người nhận di sản bằng cách quy định về quyền đồng ý hoặc từ chối nhận di sản. Người thừa kế được quyền thể hiện ý chí của mình về việc có nhận di sản thừa kế hay không cho đến trước thời điểm phân chia di sản thừa kế mà người chết để lại.

Thứ ba, đảm bảo quyền hưởng di sản của một số người thừa kế theo pháp luật. Tuy tôn trọng quyền để lại di sản thừa kế của người trước khi chết có tài sản để lại, pháp luật Việt Nam còn bảo vệ quyền lợi cho một số người thừa kế theo pháp luật. Vì vậy trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật có những quy định hạn chế quyền của người để lại di sản. Nếu tại thời điểm mở thừa kế, người để lại di sản còn có những người thân thiết như cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động nhưng người để lại di sản lại không cho hoặc cho họ hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất thừa kế theo luật thì pháp luật có quy định bắt buộc người để lại di sản phải để lại cho những người trên ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (Điều 644 BLDS năm 2015). Quyền của người để lại di sản chỉ không bị hạn chế khi họ không có những người thân thiết rơi vào các trường hợp trên.

Kể từ khi BLDS 2015 có hiệu lực (01/01/2017), số vụ tranh chấp về thừa kế ngày càng có xu hướng tăng nhanh: năm 2017 số vụ án sơ thẩm được thụ lý tăng tới 26,7 % so với 2016, năm 2018 so với 2017 cũng tăng với tỷ lệ tương đương như vậy, năm 2019 so với năm 2018 cũng tăng đến 27%[1]. Tranh chấp về thừa kế tương đối đa dạng, như: tranh chấp về hiệu lực của di chúc dẫn đến sự tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc và những người thừa kế theo pháp luật, tranh chấp về nội dung của di chúc, trong những trường hợp di chúc có nội dung không phát sinh hiệu lực pháp luật, dẫn đến tranh chấp giữa những người thừa kế, người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật tranh chấp với nhau, tranh chấp về xác định tư cách người thừa kế… Nguyên nhân dẫn đến việc các vụ tranh chấp về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng tăng vọt mỗi năm từ khi BLDS 2015 có hiệu lực pháp luật có thể là do tính mở của BLDS năm 2015 về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng khiến cho trước đây nhiều trường hợp các đương sự thấy e ngại thì nay đã tự tin đưa vụ việc ra giải quyết trước pháp luật. Cùng với việc BLDS 2015 quy định thời hiệu giải quyết các tranh chấp về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng là 30 năm đối với bất động sản (trong khi thời hiệu khởi kiện để chia di sản thừa kế theo BLDS 2005 là 10 năm) nên những vụ việc chia di sản thừa kế trước đây chưa được giải quyết do hết thời hiệu 10 năm thì nay lại được các đương sự đưa ra trước tòa để giải quyết khiến cho các tranh chấp tại tòa tăng vọt kể từ khi BLDS 2015 có hiệu lực. Trong thực tiễn áp dụng quy định của BLDS năm 2015 về thừa kế theo pháp luật vẫn còn một số điều luật mà nội dung chưa thực sự rõ ràng, phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc có thêm văn bản giải thích để có cách hiểu thống nhất, bảo đảm việc áp dụng pháp luật được đúng đắn như:

Thứ nhất, về vấn đề di chúc miệng (Điều 629, BLDS 2015). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 629, BLDS 2015 “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa không thể lập di chúc bằng văn bản thì thể lập di chúc miệng”. Và theo quy định tại Khoản 5, Điều 630, BLDS 2015 thì “Di chúc miệng được coi hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”. Quy định của pháp luật là năm ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Trường hợp, người làm chứng trong tình trạng nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng hoặc trong trường hợp bị thiên tai, tai nạn dẫn đến họ không ghi chép lại di chúc trong thời hạn quy định làm cho di chúc miệng này sẽ không có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, xác định tư cách thừa kế theo pháp luật giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế với nhau. Theo Điều 654 BLDS 2015 “Con riêng bố dượng, mẹ kế nếu quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 Điều 653 của Bộ luật này”. Như vậy, điều luật đã quy định điều kiện để con riêng, bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế của nhau, đó là phải có “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con”. Tuy nhiên, thực tế giải quyết  những vụ án liên quan tới việc xác định quan hệ cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng có “chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” để xác định người thừa kế có được quyền hưởng di sản hay không là rất khó khăn.

Thứ ba, theo quy định tại Điều 621 BLDS năm 2015, những người sau sẽ không có quyền hưởng di sản: người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Như vậy trường hợp quy định tại điểm a, c Khoản 1 Điều 612 BLDS 2015 là rất rõ ràng. Căn cứ xác định những người bị tước quyền hưởng di sản là những người có hành vi “đã bị kết án” do lỗi “cố ý”... Nhưng các trường hợp được quy định tại điểm b,d, Khoản 1 Điều 612 “người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản” hoặc “người ... hành vi ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc” là những quy định mang tính định tính, dễ dẫn đến sự giải quyết không thống nhất giữa các cơ quan tố tụng với nhau. Hiện nay không có văn bản hướng dẫn thi hành hướng dẫn áp dụng cho những trường hợp như thế nào là “vi phạm nghiêm trọng” hay là mức độ của hành vi “ngăn cản” người để lại di sản đến đâu thì sẽ bị tước quyền hưởng di sản.

Thứ tư, theo quy định tại Điều 613 BLDS 2015 “Người thừa kế là cá nhân phải người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay tình trạng vô sinh, hiếm muộn xảy ra nhiều, cùng với sự phát triển của các phương pháp hỗ trợ sinh sản, xuất hiện hiện tượng một số trẻ em được sinh ra và còn sống sau thời điểm người để lại di sản chết và cũng thành thai sau thời điểm người để lại di sản chết. Như vậy, theo quy định tại Điều 613 BLDS 2015 đã hạn chế cơ sở pháp lý để những đứa trẻ  thành thai sau thời điểm người để lại di sản chết không được hưởng di sản của chính bố đẻ của chúng. Mặc dù, sự ra đời của những đứa trẻ này phù hợp với mong muốn của người để lại di sản, nguyện vọng của gia đình, không trái phong tục, đạo đức xã hội. Đây cũng là một vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình áp dụng pháp luật. Thêm nữa, một người sinh ra và “còn sống” được thời gian bao lâu thì có thể trở thành người thừa kế thì cho tới thời điểm hiện tại chưa có quy định pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này. Điều 30 BLDS 2015 quy định “Trẻ em sinh ra sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh khai tử; nếu sinh ra sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu”. Quy định này cũng không đủ căn cứ để suy luận rằng đứa trẻ sinh ra được 24 giờ trở lên rồi sau đó mới chết, thì đứa trẻ đó vẫn được xác định là người thừa kế hay không, điều này vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong quá trình áp dụng pháp luật.

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật:

Thứ nhất, cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cụ thể như vấn đề về xác định tư cách người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản”, cha dượng, mẹ kế có “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con”.

Thứ hai, cần điều chỉnh thời hạn trong quy định tại Khoản 5 Điều 630 BLDS về một trong những điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp, để người làm chứng có đủ thời gian cần thiết để ghi chép, chứng thực cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống mới có thể bảo vệ được ý chí của người để lại di sản một cách tối đa, tránh phát sinh những vụ tranh chấp thừa kế theo pháp luật không cần thiết.

Thứ ba, cần có quy định rõ ràng, chi tiết và hướng dẫn thi hành cụ thể về vấn đề con nuôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ (đẻ hoặc nuôi) người cha mẹ nuôi mình hay không và ngược lại, vấn đề một người sinh ra và “còn sống” bao nhiêu thời gian thì có thể được hưởng di sản thừa kế, vấn đề người thừa kế từ chối hưởng di sản thừa kế theo di chúc có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không, vấn đề về xác định tư cách người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản”, cha dượng, mẹ kế có “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con”...

Thứ tư, bổ sung quy định về vấn đề xác định tư cách thừa kế theo pháp luật cho những người được sinh ra và còn sống mà lại “thành thai sau” thời điểm người để lại di sản chết, vấn đề thời hạn tối đa để một người được sinh ra và được công nhận là người thừa kế…


[1] Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao báo cáo trước Quốc hội vào kỳ họp Tháng Mười hàng năm (từ năm 2014 đến năm 2019).

Tài liệu tham khảo

Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.

- Trần Văn Hà (2016), Một số sửa đổi, bổ sung trong các quy định về thừa kế của BLDS năm 2015, Tạp chí Nhà nước và pháp luật.

- Nguyễn Hồ Bích Hằng, Ngô Thị Anh Vân (2005), Một số góp ý về người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự - bàn về tư cách hưởng thừa kế của người được thành thai và sinh ra sau thời điểm mở thừa kế, Tạp chí Khoa học pháp lý.

- Nguyễn Văn Huy (2017), Thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.

- Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân  gia đình, Hà Nội.

- Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Hà Nội.

- Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.


Các tin khác